SINH HOẠT DƯỚI CỜ TUẦN 26 – KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Lượt xem:
Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” (ngày 25/11/2005), không chỉ đem đến niềm tự hào cho riêng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, mà còn làm nức lòng rất đông những người yêu mến văn hoá dân gian của các dân tộc Tây Nguyên.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của những nghệ nhân dân gian trên khắp các buôn làng, cồng chiêng Tây nguyên đã không chỉ được bảo tồn, mà còn có cơ hội giới thiệu với bạn bè thế giới.
Đem theo những bài chiêng, điệu múa đặc sắc nhất với đôi chân trần từng lội sông, lội suối, những người con của núi rừng Tây nguyên hy vọng bạn bè thế giới sẽ thêm một lần thán phục, yêu mến cồng chiêng Tây nguyên, di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hiểu được tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng, trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần 26, chi đoàn 12A9 đã chia sẻ về chủ đề” KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN”.
Chi đoàn 12A9 thực hiện tiểu phẩm về chủ đề” KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN”.
Nội dung tiểu phẩm: Sau 1 chuyến đi du lịch A đã quen được người bạn ngoại quốc. A đã hứa với người bạn mới quen, khi đến vùng đất Tây Nguyên để khám phá, bản thân sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch riêng. Theo lời hứa hẹn, người bạn ngoại quốc đã đến Tây Nguyên để khám phá và trải nghiệm cách đánh cồng chiêng.
Người bạn ngoại quốc đã đến Tây Nguyên để khám phá và trải nghiệm cách đánh cồng chiêng.
Trải nghiệm cách đánh cồng chiêng.
Chi đoàn 12A9 đã có một số câu hỏi và những phần quà để góp vui cho buổi sinh hoạt dưới cờ
Câu hỏi và những phần quà để góp vui cho buổi sinh hoạt dưới cờ
Câu hỏi và những phần quà để góp vui cho buổi sinh hoạt dưới cờ
Câu hỏi và những phần quà để góp vui cho buổi sinh hoạt dưới cờ
Buổi sinh hoạt đầy sinh động, hấp dẫn đã thu hút được các bạn học sinh của trường THPT Lắk tham gia.