CUỘC THI THIẾT KẾ CÁC SẢN PHẨM STEM VẬT LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ, SÓNG CƠ Ở TRƯỜNG THPT LĂK
Lượt xem:
Sáng nay, ngày 27/11/2024, thực hiện kế hoạch năm học 2024 – 2025, học sinh lớp 11A2, trường THPT Lắk, đã có một tiết học STEM đặc biệt, dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Đắc Khang – tổ vật lí – CN
Thầy Nguyễn Đắc Khang cùng các giáo viên trong tổ chấm các sản phẩm
Các bạn đã thiết kế và trình bày các sản phẩm sáng tạo nhằm minh họa và kiểm chứng các hiện tượng vật lý liên quan đến dao động điều hòa và sóng cơ, nội dung trọng tâm của chương trình Vật lý lớp 11.
Các sản phẩm Stem
Nhằm hướng tới việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn thông qua các dự án STEM. Chủ đề tiết dạy xoay quanh việc thiết kế các sản phẩm minh họa các hiện tượng dao động và sóng cơ, bao gồm:
- Thiết bị ghi đồ thị dao động hình sin.
- Sản phẩm tạo sóng trên mặt nước.
- Sản phẩm tạo sóng trên dây.
- Thiết bị kiểm nghiệm dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng.
- Sản phẩm minh họa sóng dừng trên dây.
Sản phẩm mô tả sóng dừng trên dây – Giải nhất
Trong buổi học, mỗi nhóm học sinh trình bày sản phẩm của mình trước lớp và thầy cô. Các sản phẩm được chuẩn bị công phu, sử dụng các vật liệu tái chế hoặc dễ kiếm nhằm đảm bảo tính thân thiện với môi trường và tính khả thi cao. Một số điểm nổi bật trong tiết học.
Sản phẩm vẽ đồ thị dao động điều hòa – Giải nhì
Buổi học còn có sự tham gia của các thầy cô trong tổ Vật lý, đảm nhận vai trò ban giám khảo. Các sản phẩm được chấm điểm dựa trên các tiêu chí:
- Tính khoa học: Phản ánh chính xác các hiện tượng vật lý.
- Tính sáng tạo: Ý tưởng mới lạ, cách tiếp cận độc đáo.
- Tính thực tiễn: Sản phẩm có thể áp dụng trong dạy học hoặc minh họa tốt cho lý thuyết.
Sản phẩm dao động con lắc đơn và sóng dừng trên dây – Giải nhì
Kết quả, các nhóm xuất sắc nhất đã được trao các giải Nhất, Nhì và Ba, khuyến khích tinh thần học tập và sáng tạo.
Tiết học STEM không chỉ giúp học sinh lớp 11A2 hiểu rõ hơn về các hiện tượng dao động điều hòa và sóng cơ mà còn thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày và sự sáng tạo trong học tập. Đây cũng là cơ hội để học sinh áp dụng lý thuyết vào thực tế, khơi gợi niềm đam mê với môn Vật lý là một minh chứng cho hiệu quả của việc tích hợp STEM vào giảng dạy. Góp phần phát triển tư duy khoa học và kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.